Thứ ba, 30/04/2024

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN THEO ĐỀ ÁN SỐ 06 CỦA CHÍNH PHỦ

Thứ năm, 08/09/2022

Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án06).

I. Mục tiêu của Đề án: Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

II. Lợi ích của Đề án

Định danh và xác thực điện tử mang lại những lợi ích gồm: Công dân chỉ phải cung cấp và xác minh một lần duy nhất đối với cùng một thông tin cá nhân;

Cung cấp dịch vụ xác thực trực tuyến; Xác minh danh tính đối với cá nhân; Xác minh danh tính của tổ chức, doanh nghiệp; Cung cấp dịch vụ ký điện tử, cụ thể:

1. Đối với người dân

 Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử được hưởng những lợi ích mạng lại như sau:

- Khi thực hiện các dịch vụ công (đăng ký cư trú, đăng ký cấp biển số lần đầu, đăng ký con giấu,  …):

+ Chỉ khai thông tin một lần nhưng thực hiện được nhiều dịch vụ công, bảo đảm chính xác, thống nhất thông tin công dân.

+ Thông tin công dân sẽ được tự điền vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần.

+ Tiết kiệm kinh phí khi không phải sao gửi tài liệu giấy, công chứng.

+ Nộp và nhận kết quả khi thực hiện các thủ tục hành chính phi địa giới hành chính, phi thẩm quyền giải quyết và bất kể thời gian trong ngày (mọi lúc,mọi nơi).

2 - Khi chia sẻ thông tin để thực hiện các giao dịch điện tử: Chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã Qrcode. Công dân muốn chia sẻ thông tin nào, lựa chọn thông tin đó rồi tạo mã Qrcode để chia sẻ.

- Khi chia sẻ thông tin các giấy tờ vật lý, không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ, tránh thất lạc và thực hiện các thủ tục hành chính:

+ Hiển thị thông tin của Căn cước công dân 

+ Hiển thị thông tin giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế,..

- Khi cần thực hiện các giao dịch tài chính: Thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền… 

- Hỗ trợ người có công, người yếu thế có thể nhận các gói an sinh xã hội.

2. Đối với Doanh nghiệp

Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Khi doanh nghiệp sử dụng định danh và xác thực điện tử được hưởng những lợi ích mang lại như sau:

- Trong lĩnh vực ngân hàng: Xác minh danh tính cá nhân, thực hiện xác thực trực tuyến để công dân đăng ký trực tuyến khi mở tài khoản ngân hàng;

Đăng ký thẻ tín dụng; Xin vay vốn. Công dân không cần sử dụng nhiều loại giấy tờ để chứng minh, ngân hàng tránh được những rủi ro về nợ xấu, giả mạo, đảm bảo an toàn trong thanh toán, phòng chống rửa tiền và triệt tiêu các hoạt động giả mạo danh tính, đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng,… 

 - Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Xác minh thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp; Xác minh thông tin người tiêu dùng với doanh nghiệp; Xác minh thông tin cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Như vậy sẽ hỗ trợ giao dịch trao đổi tin cậy, thanh toán điện tử thuận tiện (Mua vé máy bay, tàu, xe,…) và ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện tử.

3. Đối với Cơ quan quản lý nhà nước

 - Tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho công dân phi địa giới hành chính.

- Hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính của công dân được luân chuyển đúng người có thẩm quyền giải quyết (tránh sách nhiễu, tiêu cực).

- Cắt giảm, hạn chế tối đa các tài liệu, hồ sơ công dân phải cung cấp khi thực hiện các dịch vụ công trực tiếp và trên môi trường điện tử.

- Tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước trong việc lưu trữ hồ sơ giấy.

4- Hạn chế tối đa việc công dân khai sai, khai nhầm các biểu mẫu trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến…

 - Giúp tinh giảm biên chế, tăng năng suất lao động đồng thời điện tử hóa các quy trình của cơ quan chức năng nhà nước trong thực thi pháp luật như: Tòa án điện tử, xét xử trực tuyến,…

- Đối với lĩnh vực Bảo hiểm có thể xác định thông tin người đóng bảo hiểm là chính xác, duy nhất; Xác định được tình trạng việc làm.

- Đối với lĩnh vực y tế: Thông tin người có bảo hiểm y tế là chính xác, duy nhất; Cập nhật liên tục thông tin về hồ sơ bệnh án, đem lại sự liền mạch cho người dân khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

 - Đối với lĩnh vực viễn thông: Thông tin thuê bao điện thoại, Internet là chính xác, duy nhất; Quản lý được các thuê bao di đông và thuê bao Internet.

- Đối với lĩnh vực giáo dục: Phục vụ công tác tuyển sinh; Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Đối với lĩnh vực giao thông vận tải: Quản lý đăng ký phương tiện, giấy phép điều khiển phương tiện là chính xác, duy nhất; Quản lý được các đơn vị dịch vụ vận tải.

4. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành các cấp

- Tích hợp với hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm liên thông, nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 - Dự báo xu hướng trong lĩnh vực điều tra dân số, di biến động về dân cư và các chiến lược quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội,…

- Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tổng hợp, phân tích, dự báo các thông tin đã được làm giàu qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác để phục vụ việc điều hành Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạch định chính sách kinh tế, xã hội.

- Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.

5. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Đầu tiên: Công dân sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh truy cập vào địa chỉ trang web: dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Tiến hành truy cập tài khoản cá nhân tại phần “Đăng nhập”, sau khi ấn vào phần đăng nhập hệ thống sẽ hiển thị hai mục cho chúng ta lựa chọn.

- Đối với công dân chúng ta sẽ lựa chọn mục tài khoản, cổng dịch vụ công quốc gia.

- Tiếp tục chọn mục tài khoản được cấp bởi cổng dịch vụ công quốc gia.

- Lần đăng nhập đầu tiên Công dân kéo xuống dưới nhấp vào mục “Đăng ký” để tạo tài khoản mới.

- Tại giao diện đăng ký chúng ta nhấn chọn vào mục “Công dân” và xác minh qua thuê bao di động, sau đó nhập số CCCD, họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, email, nhập mã xác thực và nhấn vào nút đăng ký.

- Hệ thống sẽ gửi 1 tin nhắn có chữ mã OTP có hiệu lực trong 2 phút, sau khi nhập mã OTP và nhấn vào nút xác nhận, chúng ta tiếp tục nhập mật khẩu 2 lần và nhấn vào nút “Đăng ký”.

- Để hoàn tất việc đăng ký tài khoản và có thể sử dụng tài khoản này, để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến:

Lưu ý: Để xác nhận thành công thông tin sử dụng để đăng ký tài khoản phải khớp với thông tin thuê bao số điện thoại di động được sử dụng. Trong trường hợp xác nhận không thành công do không khớp thông tin, chúng ta phải thực hiện kiểm tra và tiến hành nhập lại thông tin đăng ký.

HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC NHẬN MÃ SỐ CMND, SỐ CCCD TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Công dân sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh truy cập vào địa chỉ trang web: dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”

Bước 2: Sau khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng vào mục “Dịch vụ công” và chọn mục “Căn cước công dân” tại giao diện này Công dân chọn trong ô “Thủ tục hành chính” tại đây Công dân lựa chọn mục mình cần làm là

“Xác nhận số CMND, số CCCD”. Công dân tiếp tục chọn “Lý do thực hiện” là xác nhận số CMND, số CCCD rồi nhấn “Tiếp tục”.

- Tại giao diện mục Cơ quan thực hiện Công dân chọn cấp thực hiện là cấp Huyện.

- Công dân tiếp tục chọn Cơ quan thực hiện, ví dụ “Công an thành phố Ninh Bình” rồi nhấn “Tiếp tục”.

6- Tại giao diện mẫu phiếu yêu cầu xác nhận mã số CMND, số CCCD công dân kiểm tra lại các thông tin của mình rồi tích vào mục “Chuyển giấy xác nhận……”

- Công dân tiếp tục điền địa chỉ muốn nhận giấy xác nhận, số điện thoại, Email (nếu có) clik vào mục “Tôi xin cam đoan……..” rồi nhấn “Tiếp tục”.

- Tại giao diện tiếp theo Công dân kiểm tra lại các thông tin của mình rồi chọn “Gửi yêu cầu” và chờ Bưu điện gửi đến nhà.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”.

- Tiếp tục nhấn “Nộp hồ sơ trực tuyến” trên thanh Menu.

- Trên thanh công cụ lĩnh vực thủ tục hành chính, chọn “Đăng ký quản lý cư trú”.

- Bấm “Tìm kiếm” và chọn “Thủ tục đăng ký tạm trú”.

- Công dân đọc hướng dẫn về trình tự thủ tục thực hiện.

- Bấm “Nộp hồ sơ”

Bước 2: Tại giao diện nộp hồ sơ Công dân chọn “Cơ quan thực hiện thủ tục”.

- Tiếp tục chọn “Trường hợp”“Thông tin người đăng ký tạm trú”.

- Điền thông tin người đăng ký tạm trú, nơi đề nghị đăng ký tạm trú.

- Bấm “Đồng ý” và tiếp tục.

- Trường hợp người khai thông tin là người đăng ký tạm trú thì click vào ô “Người khai thông tin là người đăng ký tạm trú” tại đây Công dân điền vào các mục nếu có thay đổi.

Bước 3: Tại Giao diện “Thành phần hồ sơ” Công dân đính kèm các biểu mẫu, giấy tờ, tài liệu có liên quan và bấm “Tiếp tục”.

Bước 4: Người nộp hồ sơ kiểm tra lại các thông tin, nếu đúng thì nhập mã xác nhận và chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” rồi bấm “Nộp hồ sơ”.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”

Bước 2: Tiếp tục nhấn “Nộp hồ sơ trực tuyến” trên thanh Menu.

- Trên thanh công cụ lĩnh vực thủ tục hành chính, chọn “Đăng ký quản lý cư trú”.

- Bấm “Tìm kiếm” và chọn “Thủ tục đăng ký thường trú”

Bước 3: Công dân đọc hướng dẫn về trình tự thủ tục thực hiện

7- Bấm “Nộp hồ sơ”

Bước 4: Tại giao diện nộp hồ sơ Công dân chọn “Cơ quan thực hiện thủ tục”

- Tiếp tục chọn “Trường hợp” điền “Thông tin người đăng ký thường trú”.

- Trường hợp người khai thông tin là người đăng ký thường trú thì click vào ô “Người khai báo là người thay đổi”.

- Công dân tiếp tục điền thông tin về nơi đề nghị đăng ký thường trú và nội dung đề nghị.

- Trường hợp Công dân không đăng ký thường trú vào một hộ đã có trên địa bàn thì tích vào ô “Đăng ký thường trú lập hộ mới ” và điền thông tin những người trong gia đình thay đổi cùng. Điền thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ.

- Bấm nút “Đồng ý và tiếp tục”

Bước 5: Tại Giao diện “Thành phần hồ sơ” Công dân đính kèm các biểu mẫu, giấy tờ, tài liệu có liên quan và bấm “Tiếp tục”.

Bước 6 : Người nộp hồ sơ kiểm tra lại các thông tin, nếu đúng thì nhập mã xác nhận và chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” rồi bấm “Nộp hồ sơ ”.

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ TẠM VẮNG TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”

- Tiếp tục nhấn “Nộp hồ sơ trực tuyến” trên thanh Menu

- Trên thanh công cụ lĩnh vực thủ tục hành chính, chọn “Đăng ký quản lý cư trú”

Bấm “Tìm kiếm” và chọn “Thủ tục khai báo tạm vắng”

- Công dân đọc hướng dẫn về trình tự thủ tục thực hiện

- Bấm “Nộp hồ sơ ”

Bước 2: Tại màn hình khai báo tạm vắng

- Công dân điền thông tin tạm vắng, địa chỉ tạm vắng, thời gian tạm vắng, lý do tạm vắng và ấn “Đồng ý” và tiếp tục

Bước 3: Tại Giao diện “Thành phần hồ sơ” Công dân đính kèm các biểu mẫu, giấy tờ, tài liệu có liên quan và bấm “Tiếp tục ”

Bước 4: Người nộp hồ sơ kiểm tra lại các thông tin, nếu đúng thì nhập mã xác nhận và chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” rồi bấm “Nộp hồ sơ”.

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ THÔNG BÁO LƯU TRÚ TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập ”.

8. Tiếp tục nhấn “Nộp hồ sơ trực tuyến” trên thanh Menu.

Trên thanh công cụ lĩnh vực thủ tục hành chính, chọn “Đăng ký quản lý cư trú ”.

- Bấm “Tìm kiếm” và chọn “Thủ tục đăng ký tạm trú”.

- Công dân đọc hướng dẫn về trình tự thủ tục thực hiện

- Bấm “Nộp hồ sơ ”

Bước 2: Tại màn hình thông báo lưu trú

- Điền “thông tin cơ sở lưu trú”, “Thông tin người lưu trú”

- Điền thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ

- Bấm “Đồng ý” và tiếp tục

Bước 3: Tại giao diện “Thành phần hồ sơ” công dân đính kèm các biểu mẫu, giấy tờ, tài liệu có liên quan và bấm “Tiếp tục”

Bước 4: Người nộp hồ sơ kiểm tra lại các thông tin, nếu đúng thì nhập mã xác nhận và chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” rồi bấm “Nộp hồ sơ”.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU MÃ SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Công dân sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh truy cập

vào địa chỉ trang web: dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”

Bước 2: Sau khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng vào mục “Dịch vụ công”và chọn mục “Thông báo lưu trú” tại giao diện của mục này Công dân kéo xuống phía dưới sẽ quan sát được Mã định danh cá nhân ở phần “Thông tin người thông báo”.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU THÔNG TIN CÁ NHÂN TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG

Bước 1: Công dân sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh truy cập vào địa chỉ trang web: dichvucong.dancuquocgia.gov.vn để truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

- Tại giao diện trang chủ Cổng dịch vụ công bấm “Đăng nhập”

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó bấm “Đăng nhập”

Bước 2: Sau khi đăng nhập vào hệ thống, người dùng vào mục “Thông tin công dân” và nhập các thông tin bắt buộc như: Họ và tên, ngày sinh, số điện

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
545575

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 77

Hôm qua: 27